Site icon RGBET

Nội soi phương pháp kiểu… bóng bầu dục của Mikel Arteta

123b – Với quyết tâm vượt qua Man City trong cuộc đua vô địch Premier League, HLV Mikel Arteta đã không bỏ qua bất kỳ một chi tiết nào, dù là nhỏ đến mấy, miễn có thể nâng tầm Arsenal. 

Không còn là Arsenal “ngây thơ”

2015/16 là mùa giải cuối cùng của Mikel Arteta ở Arsenal trên tư cách cầu thủ. Đó cũng là mùa giải mà Arsenal có nhiều cơ hội vô địch Premier League nhất kể từ năm 2004. Nguyên nhân là những đối thủ lớn của họ đều đồng loạt sa sút. Nhưng cuối cùng Pháo thủ đã không thể tận dụng được cơ hội ấy. Họ dễ dàng bị đánh bại trong cuộc đua với Leicester, một đội bóng lỳ lợm hơn, thực dụng hơn.

Đó là một Arsenal rất… Arsenal. Đẹp, nhưng mong manh, dễ vỡ. Đối thủ đánh giá họ là “ngây thơ”; nhiều người, ví dụ Patrice Evra, còn xem các cầu thủ Arsenal chỉ là những đứa trẻ. Đó cũng là lý do đội bóng của Arsene Wenger không đủ sức cạnh tranh cho các danh hiệu lớn, luôn bị “bắt nạt” ở các trận đại chiến, bất chấp các CĐV của họ luôn tự hào về thứ bóng đá phóng khoáng của các cầu thủ.

Arteta nhìn thấy rõ vấn đề, nhưng tất nhiên không cách gì thay đổi được. Điều duy nhất mà ông, thời điểm đó đã quyết định sẽ theo nghiệp HLV, có thể làm là quyết tâm sẽ không để cho (những) đội bóng mà ông dẫn dắt mang tiếng “yếu đuối” như vậy. Đó cũng nguồn cơn cho những ồn ào gần đây liên quan tới cái gọi là “nghệ thuật hắc ám” của Arsenal. Đội bóng của Arteta sẵn sàng làm tất cả những gì trong khuôn khổ được phép để có được lợi thế, ngay cả khi những hành động của họ trong mắt người khác là “xấu xí”.

Lật mọi viên đá

Cái cách Arsenal thực hiện một quả đá phạt góc nói lên nhiều điều về sự tỉ mỉ của Arteta. Pháo thủ là một trong những đội bóng tổ chức các tình huống đá phạt lâu nhất, dù không phải lúc nào cũng vì lý do câu giờ. Người thực hiện cú đá, ví dụ Bukayo Saka, sẽ phải thở một hơi thật sâu, chọn đúng vị trí, trước khi giơ tay lên trời. Đó là loạt hành động thường thấy ở các cầu thủ rugby, trừ việc khi Saka làm thế, anh đã bắn tín hiệu “sẵn sàng” cho các đồng đội ở phía trong.

Saka sẽ không thực hiện cú đá cho tới khi TẤT CẢ các cầu thủ Arsenal đã vào đúng vị trí được sắp xếp sẵn. Đây cũng là một cách để khiến đối phương bối rối. Như ban huấn luyện của Arsenal đã giải thích, ý tưởng ở đây là xem một pha đá góc như “một cuộc đàm phán hay phỏng vấn”. Nếu anh không nói gì, một khoảng trống sẽ xuất hiện, và đối thủ có thể mắc sai lầm khi cố gắng lấp đầy khoảng trống ấy.

Arsenal là một trong những đội bóng hiệu quả nhất trong các tình huống cố định chính từ những chi tiết như thế. Đó là kết quả của rất nhiều giờ làm việc nghiêm túc của , HLV phụ trách phạt góc. Nhưng sự có mặt của Jover ở Arsenal chính là kết quả của tầm nhìn của Arteta. Ông biết rõ tầm quan trọng của một người như Jover trong bóng đá hiện đại, nên ngay khi rời Man City, ông đã quyết định phải lôi kéo Jover theo mình cho bằng được, và đã thành công, bất chấp nỗ lực giữ người của Man City. 

Thực tế thì ở Arsenal lúc này, có rất nhiều những người như Jover. Nghĩa là một chuyên gia phụ trách một phần việc cụ thể trên sân tập, giống trong môn bóng bầu dục. Có người sẽ phụ trách khâu kiểm soát bóng. Có người phụ trách pressing tầm cao. Có người lại chuyên về phòng ngự khối thấp. Và tất nhiên cả HLV chuyên trách vị trí, ví dụ Inaki Cana cho thủ môn. Hồi giữa tuần trước, David Raya đã tranh thủ lúc trọng tài check VAR chạy ra đường biên để tham vấn Cana trước khi thực hiện pha trên chấm penalty trong trận gặp Atalanta. 

Đó chỉ là một trong rất nhiều chi tiết mà Arteta đã nhất định không chịu bỏ qua khi xây dựng đội bóng của mình. Bên cạnh chuyên gia tâm lý, ông thuê cả chuyên gia… móc túi về khoắng đồ trong bữa tối của đội để nhắc nhở các học trò rằng phải luôn đề cao sự cảnh giác trong mọi hoàn cảnh. Bên cạnh việc thúc đẩy sử dụng AI để thu thập và khai thác dữ liệu, ông cũng kêu gọi biến “The Angel (North London Forever)” thành bài hát riêng của đội. 

Không có gì là Arteta không làm. Không có gì là các cầu thủ Arsenal không làm. Miễn đúng luật. Vì chiến thắng.

Exit mobile version